I. Quy định và lộ trình gắn định vị phù hiệu trên xe ôtô.
Các văn bản pháp luật hiện hành đang quy định về vấn đề gắn phù hiệu gồm: Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định tổ chức quản lý vận tải hành khách hàng hóa bằng xe ô tô dịch vụ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Định Vị:
Phù Hiệu:
Thứ nhất, về lộ trình gắn phù hiệu:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiếtkế từ 10 tấn trở lên;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Thứ hai, thủ tục để cấp phù hiệu với đơn vị kinh doanh vận tải như sau:
-Thẩm quyền:
Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh
– Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
+ Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
– Thời gian thực hiện:
Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ.
=>Như vậy thì tới tháng 07/2018 thì tất cả các dòng xe kinh doanh vận tải phải có gắn định vị và phù hiệu nếu không sẽ bị phạt theo quy định.
II. Quy định xử phạt.
Về quy định xử phạt xe không lắp thiết bị giám sát hành trình, tại Điểm c, Khoản 5, Điều 24, Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cụ thể, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt cụ thể với từng dòng xe không lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định như sau:
- Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình xe theo quy định hoặc có gắn nhưng thiết bị không hoạt động đúng chuẩn;
- Người điều khiển xe tải, máy kéo, xe công trình thuộc diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
- Đối với cá nhân, tổ chức: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định.
Đồng thời, tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 22 của Thông tư 10/2015/TT-BGTVT quy định: Thu hồi phù hiệu, biển hiệu 1 tháng của xe ô tô vận tải hàng hóa không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch thông tin bắt buộc từ TBGSHT của xe cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Như vậy, các đơn vị thuộc diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt nặng, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến công tác quản lý của cơ quan chức năng.
CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 1454 Quốc lộ 1A, Phường Thới An, Quận 12
Hotline: 0908.45.05.85
Website: ototmt.com
- Sự Khác Nhau Giữa Động Cơ Euro 4 và Euro 2 (25.07.2019)
- Những Lưu Ý Khi Chon Mua Xe Tải Nhẹ (23.07.2019)
- Nên mua xe tải ga cơ hay xe tải ga điện ? (17.07.2019)
- Dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel là gì (15.07.2019)
- Xử Lý Khí Thải - Tại Sao Có Xe Dùng Dung Dịch Có Xe Không ? (14.07.2019)
- Lễ Ra Mắt Sản Phẩm Mới - Xe Tải TATA 7 Tấn (23.05.2019)
- NHỮNG LƯU Ý KHI LẮP ĐỊNH VỊ (12.04.2018)
- So Sánh Giữa Xe Nhập Và Xe Lắp Ráp 3 Cục (27.12.2017)
- TMT MOTORS xây dựng chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (05.12.2017)
- Cách xếp đồ vào thùng xe bán tải tốt nhất (27.08.2017)
- Mua xe ô tô cũ cần lưu ý những gì? (27.08.2017)
- Giới thiệu sản phẩm và tri ân khách hàng tại đại lý Bình Dương - Hưng Yên (27.08.2017)
- Bộ sưu tập người đẹp và xe (27.08.2017)
- Khó thở trước người đẹp & xe tại triển lãm (27.08.2017)